Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Lỗi Windows cannot be installed to this disk. The selected disk is of the GPT partition style và cách fix

Người dùng cài đặt Windows bằng usb hay đĩa cài một số người gặp phải tình trạng lỗi không thể nhấn Next để cài đặt tiếp được và gặp một hộp thoại báo lỗi "Windows cannot be installed to this disk. The selected disk is of the GPT partition style" với nội dung Windows không thể được cài đặt trên ổ đĩa này. Ổ đĩa được lựa chọn cài đặt là của cấu trúc phân vùng GPT như ví dụ ở hình bên dưới


Có thể giải thích được những nguyên nhân của lỗi này như sau:
  • Thứ nhất ổ cứng đang có cấu trúc GPT nhưng máy lại có chế độ BIOS Boot
  • Thứ 2 ổ cứng đang có cấu trúc GPT và máy có chế độ UEFI Boot nhưng đã cài đặt Windows trên hệ thống BIOS Boot ổ cứng MBR trước đó.
Lấy ví dụ máy tính bạn trước đây đang cài đặt Windows 10 trên hệ thống BIOS Boot ổ cứng MBR bây giờ bạn muốn cài lại Windows 10 trên hệ thống UEFI Boot ổ cứng GPT và mặc dù bạn đã bật chế độ UEFI Boot và boot vào Win Pe dùng phần mềm quản lý phân vùng chuyển ổ cứng từ cấu trúc MBR sang GPT để không mất dữ liệu sau đó bạn đút usb hay đĩa cài Windows 10 vào máy và gặp thông báo lỗi như trên. Nguyên nhân chính của lỗi này trong lúc cài đặt Windows không nhận thấy cấu trúc GPT của ổ đĩa trước đó bạn nên nhớ bạn dùng phần mềm chỉ chuyển đổi thôi nhưng chưa được set id định dạng các phân vùng cài đặt trên ổ cứng GPT.

Nếu bạn chọn xóa hết các phân vùng sau đó cài lại chắc chắn sẽ được nhưng các phân vùng khác đang lưu dữ liệu và làm như vậy đồng nghĩa với việc các dữ liệu sẽ bị xóa bỏ vĩnh viễn.

Cách fix lỗi này bạn phải làm thủ công bằng cách sử dụng Diskpart tạo các phân vùng thủ công trước khi nhấn Next để cài đặt tiếp. Cách làm như sau ngay tại màn hình báo lỗi đó bạn dùng tổ hợp phím Shift + F10 để gọi Command Prompt tiếp tục dùng các lệnh sau

diskpart
list disk
select disk 0
list volume

như ví dụ hình bên dưới giả sử phân vùng E là phân vùng cài Windows 10, phân vùng C đang cài Windows cũ có dung lượng 20 Gb và phân vùng D đang lưu dữ liệu


Trước tiên bạn cần xóa bỏ phân vùng cài Windows cũ đi sử dụng lệnh sau, ví dụ

select volume 1
delete volume
list volume

Như vậy sau khi xóa phân vùng này đi sử dụng list volume bạn sẽ chỉ còn thấy còn 2 phân vùng ổ E chứa đĩa cài Windows 10 và D là phân vùng lưu dữ liệu Như vậy phân vùng mà bạn đã xóa sẽ không xuất hiện trong list volume bạn cứ hiểu khi bạn xóa các phân vùng liền kề nhau chúng sẽ gộp lại một phân vùng trống chưa đặt tên và chưa được định dạng gì cả và bị ẩn đi.


Bước tiếp theo bạn tạo lại mới các phân vùng dùng cài đặt Windows 10

Tạo phân vùng 1 Recovery dung lượng 450 mb sử dụng các lệnh bên dưới
create partition primary size=450mb
format quick fs=ntfs label="Recovery"
assign letter="R"
set id="de94bba4-06d1-4d40-a16a-bfd50179d6ac"
gpt attributes=0x8000000000000001

Tạo phân vùng 2 boot EFI dung lượng từ 100 tới 500 mb sử dụng các lệnh
create partition efi size=100
format quick fs=fat32 label="System"
assign letter="S"

Tạo phân vùng 3 Microsoft Reserved (MSR) dung lượng 16 mb sử dụng lệnh
create partition msr size=16

Tạo phân vùng 4 từ dung lượng trống còn lại để cài Windows sử dụng các lệnh
create partition primary
format quick fs=ntfs label="Windows"
assign letter="W"

Ví dụ như các hình bên dưới với phân vùng cài đặt Windows cũ có dung lượng 20 Gb




Lúc này bạn có tắt Command Prompt đi bấm mũ tên bên trái quay trở lại màn hình trước tiếp tuc bấm chọn Custom...


Các phân vùng mà bạn vừa tạo thủ công ở các bước trên sẽ xuất hiện, công việc của bạn chỉ cần chọn phân vùng 4 cài đặt Windows và nhấn Next



Nguyễn Anh Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SEO căn bản

Sửa chữa tại nhà

Tư vấn khách hàng

  • 0967-747-055

  • show hide
    url
    label